Chăm sóc rau xà lách tại nhà

Chăm sóc rau xà lách là cần thiết vì xà lách là một trong những loại rau sống được yêu thích nhất ở nước ta. Vì sử dụng rau ăn trực tiếp không qua chế biến nên việc rau bị nhiễm sâu bệnh hại là điều có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là cách chăm sóc và các bệnh hại dễ gặp nhất, hãy cùng tìm hiểu với Kenhnu nhé!.

Chăm sóc rau xà lách bằng Tỉa thưa, sang khay

Chăm sóc rau xà lách
Cách tỉa thưa cây con trồng rau

Đây là bước quan trọng nhằm tạo không gian phù hợp và cung cấp đủ chất dinh dưỡng để cây phát triển nhanh chóng để sớm có thể thu hoạch rau.

Khi xà lách đã phát triển 2 cặp lá, bạn có thể nhổ ăn dần hoặc sang một khay khác để xà lách phát triển lớn hơn sẽ có đủ không gian để phát triển. Khi sang khay, tỉa thưa nên tạo khoảng cách phù hợp giữa các cây.

Chăm sóc rau xà lách bằng Tưới nước

Chăm sóc rau xà lách
Tưới nước cho rau xà lách
  • Tùy vào điều kiện thời tiết mà tăng hoặc giảm số lần lưới nước nhằm đảm bảo cung cấp lượng nước cho cây tránh ngập úng hoặc thiếu nước. Vào mùa nắng, nên tưới nước khoảng 2 lần vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Vào mùa mưa thì khoảng 2-3 ngày tưới 1 lần.
  • Đối với rau trồng còn nhỏ, bạn cần che chắn để tránh cây bị ngập úng vào mùa mưa. Khi cây trong giai đoạn sinh trưởng, cần tưới nước 1 lần mỗi ngày.

Chăm sóc rau xà lách bằng Phòng ngừa sâu bệnh

Bệnh chết cây con và lỡ cổ rễ do nấm

  • Thời điểm phát sinh bệnh: Từ giai đoạn cây con có lá mầm đến khi có 4 – 5 lá.
  • Triệu chứng: Vết bệnh trên cổ rễ, thân gần mặt đất bị lõm vào, có màu nâu, sau đó vết bệnh lan rộng xung quanh, vùng cổ rễ, gốc thân bị thối nâu, đen, tóp lại → cây héo rũ, đổ gục trong khi lá vẫn còn màu xanh.
  • Biện pháp phòng trừ:
    + Xử lý đất: Phơi nắng, thuốc Alimet 80WG
    + Ngâm hạt giống trước khi gieo bằng nước ấm (3 sôi + 2 lạnh) trong 2 giờ.

Ruồi hại lá ở xà lách

  • Thời điểm phát sinh bệnh: Từ giai đoạn cây có 3-4 lá đến cây trưởng thành
  • Triệu chứng: Con cái dùng gai chích hút nhựa cây tạo thành những vết sần sùi trên lá, sau đó có thể đẻ trứng ngay dưới biểu bì lá. Sâu non sẽ đục lá tạo thành những đường ngoằn nghèo, màu trắng, tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn phát triển.
  • Biện pháp phòng trừ:
    + Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư cây trồng.
    + Bón phân hữu cơ hoai mục, tuyệt đối không bón phân tươi.
    + Có thể sử dụng một số loại thuốc có các hoạt chất: AbamectinCyromazine,Spinetoram; Spinosad

Bệnh thối nhũn

  • Thời gian phát sinh bệnh: hầu như tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây.
  • Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở các cuống lá già phía dưới gần mặt đất, tạo thành những đốm mọng nước, sau đó thối và nhũn. Vết bệnh theo cuống lá phát triển lên phía trên làm cho cả lá bị vàng và thối nhũn.
  • Biện pháp phòng trừ:
    + Vệ sinh vườn sau thu hoạch
    + Khi cây bị bệnh phun thuốc: Hope life 450WP

Sâu khoang, sâu ăn tạp

  • Điều kiện phát triển bệnh: Phát triển mạnh trong các giai đoạn ẩm ướt và bón nhiều đạm.
  • Triệu chứng gây hại: Trưởng thành màu xám nâu. Bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá thành từng ổ bằng hạt đậu, có lông tơ bao phủ màu vàng rơm. Khi mới nở, sâu ăn lá tại chổ, khi lớn sâu di chuyển ăn mọi bộ phận của cây hành và tàn phá nhanh chóng.
  • Biện pháp phòng trừ:
    + Sử dụng bẫy Pheromon giới tính để diệt bướm
    + Phát hiện sớm sâu non mới nở chưa phân tán có thể dùng các thuốc Enasin 32WP luân phiên với Reasgant 5EC để trừ.

Dòi đục lá

  • Thời điểm phát sinh bệnh: Thường xuất hiện khi cây mới hồi xanh và gây hại cho đến khi thu hoạch.
  • Triệu chứng gây hại: Trưởng thành là loài ruồi nhỏ, màu đen có vệt vàng trên ngực. Nhiều vết đục sẽ làm cho lá bị cháy khô, cây sinh trưởng kém, mau tàn.
  • Biện pháp phòng trừ:
    + Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, vượt qua sự gây hại của dòi
    + Khi dòi xuất hiện: sử dụng thuốc Trigard 100SL, Radian 60SC, Map Winner 5WG

Phương pháp khắc phục chung tình trạng sâu bệnh hại ở xà lách hiệu quả

  • Vệ sinh đất trồng, tiêu hủy tàn dư cây bệnh tránh nguy cơ lây lan sang cây khác vào vụ mùa sau.
  • Chọn hạt giống khỏe, có tính kháng cao, cải tiến hơn nhằm giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh mang lại
  • Có thể sử dụng bẫy màu vàng để dẫn dụ côn trùng.
  • Thường xuyên thăm vườn, ruộng để phát hiện sâu bệnh ở thời điểm sớm nhất.
  • Luận canh với cây lúa nước để tránh bệnh thối nhũn gây hại ở vụ sau.

Trên đây là những thông tin tổng quan về chi tiết các loại bệnh hại ở xà lách dễ gặp nhất, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để tra cứu và sử dụng cho quá trình chăm sóc cây đạt năng suất và chất lượng cao nhé!!!

One thought on “Chăm sóc rau xà lách tại nhà

  1. Pingback: Cách Trồng Xà Lách Đơn Giản Tại Nhà - Kênh Nữ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.